Truy cập nội dung luôn
TỔNG QUAN
TIN TỨC - SỰ KIỆN

Thông kê truy cập Thông kê truy cập

Đang online: 1163
Lượt truy cập trong tuần: 654
Lượt truy cập trong tháng: 3928
Lượt truy cập trong năm: 101317
Tổng số truy cập: 2972539

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - ĐÔ THỊ CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - ĐÔ THỊ

Hướng dẫn trình tự lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2023-2025
Ngày đăng 28/03/2024 | 23:23  | Lượt xem: 94

Mới đây, Sở Nội vụ Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 665/HD-SNV về Hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2023-2025.
Theo đó, căn cứ Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính (ĐVHC) đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 66/2023/NĐ-CP ngày 24/8/2023 và theo Điều 131 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Sở Nội vụ hướng dẫn trình tự lấy ý kiến cử tri cụ thể như sau:
Tổ chức lập và niêm yết danh sách cử tri
UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành lập và niêm yết danh sách cử tri để lấy ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp ĐVHC trên địa bàn. Nguyên tắc lập danh sách cử tri đảm bảo theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 66/2023/NĐ-CP ngày 24/8/2023.
Danh sách cử tri được niêm yết trong thời gian 30 ngày kể từ ngày bắt đầu niêm yết danh sách đến ngày phát Phiếu lấy ý kiến cử tri. Danh sách cử tri được niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã và các điểm sinh hoạt cộng đồng.
Tổ chức lấy ý kiến cử tri
Việc thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri được tiến hành công khai, dân chủ, đúng pháp luật và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
Nội dung thông tin, tuyên truyền cần nêu rõ: Sự cần thiết của việc sắp xếp ĐVHC; phương án sắp xếp ĐVHC; đối tượng, phạm vi tác động của vấn đề lấy ý kiến; thời gian tổ chức lấy ý kiến; quyền và nghĩa vụ của cử tri trong việc lấy ý kiến.
Tài liệu phục vụ cho việc lấy ý kiến bao gồm:
+ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính;
+ Bản tóm tắt đề án, bao gồm các nội dung: Phương án sắp xếp ĐVHC; đánh giá tóm tắt tiêu chuẩn của ĐVHC và các điều kiện của việc sắp xếp ĐVHC; danh mục các văn bản chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước. Những tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến cử tri phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã; niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, các điểm sinh hoạt cộng đồng và được tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, tại các cuộc họp thôn, tổ dân phố trong thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri.
Tiến hành lấy ý kiến cử tri
Sau khi có văn bản chỉ đạo về việc tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với Đề án sắp xếp ĐVHC, UBND cấp xã ban hành Quyết định thành lập các Tổ phát phiếu lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành chính. Cùng với đó, Phòng Nội vụ cấp huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các thành viên của Tổ phát phiếu lấy ý kiến cử tri của thôn, tổ dân phố (tại khoản 2 Điều 19 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và khoản 3 Điều 4 Nghị định số 59/2023/NĐ-CP quy định: Mỗi tổ có từ 03 đến 05 thành viên) và chuẩn bị đầy đủ tài liệu có liên quan phục vụ công tác lấy ý kiến cử tri.
Tổ chức phát phiếu lấy ý kiến cử tri trong phạm vi các ĐVHC cấp xã thuộc ĐVHC cấp huyện liên quan trực tiếp của Đề án. Hình thức thực hiện: Phát phiếu lấy ý kiến cử tri theo hộ gia đình.
Việc lấy ý kiến cử tri được tiến hành theo từng tổ phát và lấy phiếu, mỗi tổ phụ trách ở một thôn, tổ dân phố.
Trong thời gian theo quy định kể từ ngày nhận được Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cử tri và trình họp HĐND các cấp thông qua nội dung Đề án của UBND cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức và hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri theo quy định.
Kết quả lấy ý kiến cử tri
Kết quả lấy ý kiến cử tri sẽ được tổng hợp theo từng tổ lấy phiếu. Sau khi lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành chính, nếu có trên 50% tổng số cử tri trên địa bàn tán thành thì cơ quan xây dựng Đề án có trách nhiệm hoàn thiện Đề án và gửi Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính có liên quan để lấy ý kiến, theo Điều 132 Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri trong thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã thì tổ chức lấy ý kiến cử tri lại theo quy định.
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 11 của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP của Chính phủ: “Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri, UBND cấp xã tổng hợp và báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính trên địa bàn gửi HĐND cùng cấp và UBND cấp huyện”.
Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành chính của UBND cấp xã, UBND cấp huyện tổng hợp và lập Báo cáo kết quả tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn gửi cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định số 54/2018/NĐ-CP.